giadinh365
  • Gia đình
    • Góc cho bố
    • Mẹ và bé
    • Nhà đẹp
    • Tâm sự
    • Vợ chồng
    • Suy Ngẫm
    • Khéo tay
  • Xã hội
    • Công sở
    • Tiêu dùng
    • Đời sống
  • Giải trí
    • giadinh365 fun fun
    • Du Lịch
    • Điện ảnh
    • Âm nhạc
  • Ẩm thực
    • Ẩm thực notes
    • Thư viện thực đơn
    • Món dễ làm
    • Món ngọt
    • Món mặn
  • Sức khoẻ
    • Bác sĩ gia đình
    • Thực phẩm tốt
    • Mang thai
  • Giadinh365’s pick-up
  • Đẹp365
    • Làm đẹp
    • Thời trang
  • HOME SCHOOLING

Trăng có ảnh hưởng đến giấc ngủ?

Nhiều quan niệm cho rằng trăng tròn khiến ta khó ngủ, cảm thấy khó chịu… là có thật, tuy nhiên nguyên nhân là do ánh sáng của mặt trăng gây ra chứ không phải sức mạnh siêu nhiên nào cả, theo Prevention.

trang-tron_FKCM
Trăng tròn khiến người ta mất ngủ mới gây bệnh chứ không hề có sức mạnh siêu nhiên nào cả – Ảnh: Shutterstock
Khó ngủ?
Nếu bạn thấy mình không thể chợp mắt khi trăng tròn, nó có thể không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên. Nghiên cứu của Thụy Sĩ công bố trên Current Biology (Sinh học Đương đại) phát hiện ra rằng con người ngủ ít, có chất lượng giấc ngủ kém, và mất nhiều thời gian để chợp mắt hơn khi trăng tròn. Theo đó, cơ thể người cũng có nồng độ melatonin giảm do độ sáng của mặt trăng và làm chúng ta giảm tín hiệu ngủ.
Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep Medicine (Y học Giấc ngủ) năm 2014 cũng tìm thấy rằng bệnh nhân có giấc ngủ kém lại có giấc ngủ kém hơn trong lúc trăng tròn.
Cảm thấy khó chịu?
Từ “mặt trăng” trong tiếng Latinh là “Luna”. Truyền thuyết kể rằng trăng tròn đã gây ra cơn hưng cảm cho những người bị rối loạn lưỡng cực và căng thẳng tâm lý do thiếu ngủ. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu khoa học của Đại học California, Loss Angeles (UCLA) được đăng trên tạp chí Affective Disorders (Những rối loạn cảm xúc), những thay đổi tâm trạng có thể là do cách mặt trăng chiếu sáng bầu trời đêm, do đó khiến người ta tỉnh táo và không ngủ được chứ không phải là do sức mạnh huyền bí nào cả.
Ảnh hưởng huyết áp?
Lực hấp dẫn của Mặt trăng hút Trái đất là nguyên nhân chính của thủy triều dâng cao. Vì vậy cũng hợp lý khi giả định rằng nó sẽ ảnh hưởng đến chất lỏng chảy qua cơ thể của chúng ta, như hóa chất trong máu, chất nhày, và não. Trong thực tế, một nghiên cứu năm 2004 trên tạp chí quốc tế Nursing Practice (Thực hành Điều dưỡng) cho thấy số lượng các ca nhập viện liên quan đến xuất huyết tiêu hóa tăng lên đáng kể trong lúc trăng tròn.
Tuy nhiên, năm 2015, tiến sĩ Jean-Luc Margot, nhà thiên văn học tại UCLA đã phân tích dữ liệu trong nghiên cứu và tìm thấy quan niệm này là không có cơ sở khi cho rằng con người bị ảnh hưởng bởi mặt trăng.
Sinh sớm?
Dân gian cho rằng có sự gia tăng tỷ lệ sinh trong lúc trăng tròn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã công bố một phân tích 5 năm trên 167.000 ca sinh trên tạp chíPhoenix tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ sinh và mặt trăng. Tương tự như vậy, một nghiên cứu của Đức xem xét 6.700 trẻ sinh ra và không tìm thấy mối liên hệ giữa mặt trăng và sinh sản, biến chứng sinh con, hoặc giới tính của em bé.
Theo Thanh Niên

POPULAR POSTS
Ẩm thực/Ẩm thực notes Cùng chuỗi nhà hàng Sushi Kei đón tiệc "Sashimi Kei – Cá tươi lan tỏa nụ cười"
Gia đình/Mẹ và bé Khi bé bị sốt cao mẹ cần phải làm gì?
Tiêu dùng/Xã hội Vietlott chính thức có mặt tại 48 tỉnh/thành phố trên toàn quốc
Gia đình/HOME SCHOOLING/Mẹ và bé Nhìn trẻ Nhật ăn trưa mà ngẫm lại: "Thế nào mới là chất lượng giáo dục thực sự"?
  • bữa ăn gia đình giáo dục Nhật Bản homeschooling trẻ em
  • facebook twitter google+ tumblr pinterest Mail
  • Ẩm thực/Ẩm thực notes Những nguyên tắc ăn uống giúp đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi
    Bác sĩ gia đình/Sức khoẻ Bóng tối giúp tăng khả năng thụ thai
    Sức khoẻ/Thực phẩm tốt Giải mã chế độ ăn kiêng Stillman Diet
  • About
  • Contact
  • Terms
  • Privacy policy
Phiên bản thử nghiệm 
© trademark by giadinh365
Điện thoại liên hệ: 0903 802738